Vé xổ số trở thành quà tinh thần của nhiều địa phương

Xổ số đã gắn bó với biết bao thế hệ người dân Việt Nam, giai đoạn thời bao cấp là chứng kiến sự thâm nhập của trò chơi thử vận này vào đời sống tinh thần của đồng bào là rõ rệt nhất. Đến nay, dàn đề bất bại đang đã trở thành món quà tinh thần quen thuộc trong văn hóa vùng miền của nhiều địa phương.

Tặng vé xổ số cho nhau để chúc may mắn

Có thể nói ở Miền Bắc thì nét văn hóa chơi xổ số của đồng bào Hải An, thành phố Hải Phòng là đa dạng, sôi động nhất. Họ không chỉ các tấm vé là một trò chơi đơn thuần mà còn hình thành nên một bản sắc văn hóa trong việc thể hiện sự hiếu khách của mình.

Khách du lịch đến chơi khi sử dụng các dịch vụ ở đây sẽ vô cùng ngạc nhiên khi lúc ra về sẽ được tặng 3 tờ vé số tượng trưng cho Phúc – Lộc – Thọ kèm lời cám ơn rất dễ thương.

”Các tấm vé số ấy tuy bé nhỏ nhưng giá trị thực tế thì phải sau 6h30 chiều thì mới biết được, khách hàng cũng cảm thấy thích thú vì họ cảm nhận được sự mến khách của chúng tôi. Thế nên xổ số dần dần hình thành nét độc đáo trong phong cách đón đãi khách của Hải Phòng là vậy”, chị Thư – chủ một nhà hàng bánh đa cua tại Hải An chia sẻ.

Còn ở các tỉnh thành Miền Tây Nam Bộ thì xổ số còn đi sâu và đời sống với nhiều điều độc đáo không đâu có được. Người ta nói việc bán được một cây vé số (khoảng 100 tờ) ở miền Tây nhiều khi rất dễ. Càng dễ hơn khi có mối quen là “đại gia”.

xổ số trở thành món ăn tinh thần
Việc bán cả cây vé số ở Miền Tây không còn là chuyện lạ

Cái máu công tử Bạc Liêu thuở nào vẫn còn chảy trong tính cách người miền Tây, việc để ra vài triệu đồng, mua vài cây vé số chia đều cho anh em trên bàn tiệc, bàn cà phê là chuyện quá quen thuộc với xứ này.

Thế nên có nhiều người bán vé số, mỗi sáng ra lấy 5 cây (400 – 500 vé), xong chỉ việc đến bàn có mối quen đang ngồi ăn sáng cà phê để… phụ luôn quán việc bưng bê. Một buổi chỉ cần một người trong bàn có “cảm hứng vé số” thì việc bán được 5 cây, bỏ túi 400 – 500 ngàn là chuyện thường.

Tín ngưỡng đa thần và đa văn hóa vẫn còn sâu đậm ở vùng đất mới này, nên mỗi con số cũng được giới chơi vé số gắn liền với một con vật, một cảm xúc, một việc hiếu hỉ hay xui rủi… Nên dân vé số không chỉ tập trung mời khách ở hàng quán, mà còn len lỏi đến tất cả các đám cưới, đám ma, đám tiệc khắp miền Tây.

Nhiều công ty như công ty xây dựng của ông Lý Văn Tường, thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng, cứ đến tết còn lì xì cho mỗi công nhân một vài tờ vé số kèm tiền thưởng, xem như “truyền thống” của công ty.

Một số công sở nhiều năm qua cũng duy trì việc lãnh đạo tổ chức lì xì trong ngày họp mặt doanh nghiệp, đơn vị đầu năm, ngoài một số tiền nhỏ còn kèm mấy tờ xổ số của tỉnh nhà, thay cho một lời chúc năm mới may mắn, “tấn tài tấn lộc”, âu cũng là một cử chỉ dễ thương.

Nhiều khách đến thăm nhà nhau những dịp lễ, tết, đám tiệc…, ra về cả túi áo túi quần chật cứng vé số gia chủ tặng cũng là hình ảnh quen thuộc ở miền Tây.

Dịp Tết đến hay lễ vía Thần Tài đầu năm mới thì các cửa hàng vé số luôn nằm trong tình trạng ”cháy vé” bởi người dân đua nhau mua vé cầu may lấy lộc, tặng quà cho nhau kèm những lời chúc bình an.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *