Ngành xổ số cần thay đổi để tránh gây lãng phí hàng nghìn tỷ

xổ số gây lãng phí hàng nghìn tỷ

Hoạt động in ấn, vận chuyển, bảo quản và tiêu hủy vé dư thừa hiện đang chiếm ngân sách hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm gây nên sự lãng phí khổng lồ. Thế nên yêu cầu cần phải thay đổi đã được các ban ngành đưa ra với Bộ Tài chính để hạn chế những chi phí không đáng có.

Chi hàng ngàn tỷ mỗi năm chỉ để tiêu hủy vé số dư

Theo dữ liệu báo cáo tài chính của riêng hội đồng xổ số Quảng Nam trong năm 2013, các báo cáo về ngân sách chi ra cho việc tiêu hủy xổ số đang ở mức cao chóng mặt.

Ông Đỗ Trường Sơn, Kế toán trưởng Công ty XSKT Quảng Nam, cho biết với 48 lần phát hành, mỗi đợt phát hành 2 triệu vé, tổng số vé được phát hành trong năm của Công ty XSKT Quảng Nam là 96 triệu vé. Năm 2012, tỷ lệ vé số tiêu thụ của công ty này chỉ đạt 26%, tức số vé buộc phải hủy bỏ là hơn 71 triệu vé.

xổ số gây lãng phí hàng nghìn tỷ
Hoạt động kém hiệu quả trong công tác tiêu thụ vé gây lãng phí hàng nghìn tỷ đồng

Chỉ tính riêng tiền hủy vé, đã lãng phí hơn 2,2 tỉ đồng. Nhưng muốn hủy vé cũng tốn một chi phí không nhỏ. “Mỗi lần hủy vé chúng tôi phải thành lập hội đồng giám sát hủy. Tỉnh Quảng Nam có 20 điểm hủy vé trên 13 tỉnh miền Trung – Tây nguyên, chi phí cho 3 nhân viên giám sát/1 điểm hủy trong một năm đã tương đương 220 triệu đồng” – ông Sơn nói.

Một cán bộ của Công ty TNHH MTV XSKT Ninh Thuận tiết lộ, sau khi chuyển đổi sang mô hình thị trường từ năm 2005, doanh số phát hành năm đạt cao nhất chỉ đạt 30%, số vé phải tiêu hủy là 70%. Đáng nói là từ đầu năm 2013 tới nay, lượng phát hành “tụt” xuống chỉ còn 23%/lần, số lượng vé buộc phải tiêu hủy lên tới 77%.

Với chi phí in ấn cho 2 triệu vé/lần phát hành là 80 triệu đồng. Như vậy, cứ mỗi tuần, Ninh Thuận phải hủy đi gần 60 triệu đồng. Nếu tính cả năm, hàng tỉ đồng đã bị mang tiêu hủy từ vé ế.

Theo quy định trước giờ quay thưởng 15 phút, các đại lý phải cắt góc vé và gửi về kho của các công ty XSKT. Đại lý nào ít thì tự ngồi cắt góc, còn đa phần các đại lý khác thì xếp thành từng chồng một rồi thuê người dùng dao băm như băm rau lợn.

Hình ảnh này không phải là hiếm ở phố xổ số Tăng Bạt Hổ (quận Hai Bà Trưng – địa điểm quay thưởng XSKT thủ đô), phố Văn Miếu gần Quốc Tử Giám (Hà Nội), các thanh niên to khỏe thi nhau ngồi chặt góc. Thậm chí, có đại lý còn mang cả máy đếm tiền ra để đếm số lượng vé ế trước khi “hành quyết”.

Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Nguyễn Hoàng Hải cho biết ông cảm thấy xót ruột khi những vé số ế quá nhiều. Bởi nó không đơn giản chỉ là tiền mực, công in ấn, công phát hành, mà còn cả khâu thu hồi, niêm phong, tiêu hủy. Cũng theo ông Hải, tính ở mức thấp, mỗi vé in mất 100 đồng, 10 triệu vé ế/ngày đã lên tới 1 tỉ đồng, 1 năm mất 365 tỉ đồng. Chắc chắn, con số không dừng lại ở mức đó bởi với 64 tỉnh thành cả nước, lượng vé ế sẽ lên tới hàng chục triệu.

Như vậy sẽ có cả nghỉn tỉ đồng bị mất đi mỗi năm vì vé ế. Hủy tiền tỉ từ vé số không tiêu thụ là thực trạng nhức nhối tại tất cả các tỉnh, thành trên cả nước hiện nay.

Tới thời điểm năm 2020 hiện tại, mặc dù tỷ lệ tiêu thụ vé có tăng lên nhưng số lượng vé bán không hết mỗi ngày vẫn còn đang ở mức hàng trăm nghìn, điều này gây lãng phí một nguồn ngân sách đáng báo động.

Bộ máy hoạt động quá cồng kềnh

Theo mô hình hiện nay, các công ty xổ số đều phải đặt hệ thống đại lý tại các tỉnh, thành có phát hành vé nên nhân viên, cán bộ của công ty thường xuyên đi công tác xa nhà, buộc phải hỗ trợ phí di chuyển. Khoản này ở Công ty XSKT Quảng Nam mỗi năm cũng lên tới gần 200 triệu đồng, rồi phí thuê 8 văn phòng đặt tại các tỉnh khoảng 700 triệu đồng/năm, rồi chi phí lương, chi phí thuê thêm người sắp xếp phát hành vé bởi có tới 40 cán bộ, nhân viên của công ty phải thường trú…

“Cũng là một tấm vé số nhưng tỉnh A lại đặt văn phòng tỉnh B để bán vé, ngược lại tỉnh B cũng vậy. Ngoài sự lãng phí đã thấy, việc lưu lượng giao thông cũng phải tăng lên 14 lần nếu tính trên 14 tỉnh, thành miền Trung – Tây nguyên do: vận chuyển vé, do cán bộ đi công tác… Chính do vậy, tôi rất ủng hộ việc thành lập một tổng công ty phát hành vé số trên cả nước”, ông Sơn cho biết thêm.

Tại Ninh Thuận, từ khi chuyển sang mô hình thị trường, hoạt động của Công ty XSKT Ninh Thuận phát sinh ra nhiều chi phí khác, như thuê văn phòng đại diện, tăng nhân sự, chi phí in ấn, chi phí đi lại… Mỗi năm công ty này phải chi hơn 1 tỉ đồng cho hoạt động của 6 văn phòng đại diện ở Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Đắk Lắk.

Ngoài khoản chi phí lớn cho bộ máy cồng kềnh, các công ty XSKT còn được phép chi trả rất nhiều khoản chi phí khác mà nếu nhìn vào, bảo đảm ai cũng… choáng. Đơn cử, ngoài mức chi hoa hồng đại lý, họ còn được phép chi quay số mở thưởng; chi cho công tác giám sát của Hội đồng giám sát xổ số (gồm chi phí thuê hội trường, chi phụ cấp kiêm nhiệm của các thành viên Hội đồng giám sát xổ số thực hiện nhiệm vụ giám sát quay số mở thưởng, giám sát thu hồi, thanh hủy vé, chi phí khác phục vụ cho công tác quay số mở thưởng); rồi chi phụ cấp kiêm nhiệm cho các thành viên Hội đồng giám sát xổ số; chi chống số đề lợi dụng XSKT để hoạt động, chi hỗ trợ công tác chống số đề…

Đó là chưa kể chi trích lập quỹ dự phòng rủi ro trả thưởng, chi phí in vé, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản, phụ phí, chi thông tin kết quả mở thưởng, chi in tờ rơi kết quả mở thưởng phục vụ khách hàng và đại lý, chi đóng góp hoạt động của Hội đồng HĐXS khu vực; chi phục vụ công tác kiểm tra, chi phụ cấp kiêm nhiệm của Ban thường trực hội đồng, chi phí hội họp, khen thưởng cho tập thể, cá nhân và các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động chung của hội đồng…

Ngoài ra, lợi nhuận của công ty XSKT được trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của Công ty XSKT. Lợi nhuận còn lại được phân phối tiếp như sau: Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng cho ban quản lý điều hành công ty, mức trích này một năm không quá 200 triệu đồng.

Bên cạnh đó, các công ty XSKT còn được trích tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện cho 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi với điều kiện kinh doanh có lãi. Sau khi trừ hết các chi phí khổng lồ nói trên, phần còn lại mới được nộp ngân sách nhà nước để phục vụ cho việc đầu tư các công trình về giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội quan trọng khác của địa phương.

Hàng ngàn tỉ đồng bị tiêu hủy từ vé ế mỗi năm, chi xả láng rồi mới nộp thuế… đó chính là nguyên nhân gây lãng phí khổng lồ từ bộ máy hoạt động quá cồng kềnh, tốn kém của các công ty XSKT hiện nay.

Trong năm 2020 này, với sự càn quét của đại dịch Covid – 19 thì chúng ta mới nhận ra sự đề kháng của kinh tế hiện tại mong manh trước Covid như thế nào. Nếu không có sự thay đổi thì nguồn ngân sách khổng lồ lại tiếp tục lãng phí, điều này đi ngược lại với phương châm XSKT ích nước – lợi nhà mà thế hệ sáng lập khi xưa đã tuân thủ.

Chẳng hạn như lô đề bạc nhớ 2024 hiện tại hoàn toàn lép vế trước trò chơi lô đề hoạt động công khai. Mặc dù phanh phui được hàng loạt đường dây cờ bạc nghìn tỷ nhưng tuyệt nhiên vẫn không chạm nổi vào ngành lô đề đang phổ biến tới mức ai cũng dễ dàng chơi được. Thế nên sự thay đổi có lẽ vẫn đang còn quá xa vời chăng?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *