Chơi xổ số vì muốn ủng hộ chứ không mong trúng thưởng

mua vé số ủng hộ

Chắc chắn rằng đa phần chúng ta mua vé số đều cầu mong được trúng thưởng giải độc đắc sổ kết quả XSMB tiền tỷ, một số người thì lại muốn mua cho nhanh để không còn bị làm phiền và trong đó cũng một người lại mua vé chỉ vì thấy ”thương tình” những người bán vé số dạo nên ủng hộ.

Chơi xổ số vì muốn ủng hộ chứ không mong trúng thưởng

Doanh nhân Võ Quốc Thắng (Long An) – giám đốc công ty Đồng Tâm kể lại cho chúng tôi nghe một chuyện thú vị: Trong buổi tất niên trước Tết Canh Tý 2020, anh khoe với lãnh đạo tỉnh Long An rằng Đồng Tâm năm nay dẫn đầu cả tỉnh về đóng thuế. Lãnh đạo bảo anh nói dóc. Thế là anh kéo cả lãnh đạo ngành thuế tỉnh nhà qua làm chứng. Kết cục là cả anh lẫn lãnh đạo ngành thuế đều ngỡ ngàng khi vị lãnh đạo tỉnh hỏi lại: “Vậy xổ số để đâu?!”.

Anh Võ Quốc Thắng cho biết Đồng Tâm – doanh nghiệp lớn nhất tỉnh Long An – đóng thuế khoảng 900 tỉ đồng/năm, trong khi ngành XSKT tỉnh là trên ngàn tỉ.

Anh Thắng kể: Tui dân làm ăn, chả bao giờ quan tâm chuyện mua vé số cầu may. Lần đầu tiên trong đời mua vé số là hôm ấy gặp một bà cụ quá tội nghiệp. Tuổi của bà lẽ ra phải được hưởng sự an nhàn, vậy mà phải lặn lội bán vé số nuôi mình và cả nuôi cháu.

mua vé số ủng hộ
Người mua đôi lúc bỏ tiền ra mua vé chỉ vì muốn ủng hộ người bán dạo cực khổ

Đầu tiên tui móc túi lấy vài trăm ngàn biếu cụ. Nhưng cụ từ chối, bảo mình không ăn xin. Thế là tui phải lấy vé số, song sau đó thì tặng lại cho mọi người. Từ đó, tui cũng hay mua, nhưng toàn mua của những người có hoàn cảnh đặc biệt và vé số thì tặng lại nhân viên, bạn bè.

Câu chuyện của anh Thắng cũng là một “nét văn hóa” chung ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sáng bạn bè tụ họp cà phê, một anh mua chục tờ phát mỗi người 1-2 tờ và hẹn “chiều trúng tối nhậu”. Đi đám ma, thường ở miền Tây người ta cũng hay mua vé số cả xấp, “biết đâu ông bà phù hộ”.

Văn hóa vé số đó, thực ra là đã có từ trước giải phóng ở miền Nam. Thời đó, để quảng bá vé số, người ta còn in cả áp phích để cổ động, có tấm vẽ hình một ông tặng vé số cho một bà, kèm là câu Kiều “tân thời”: Trăm năm trong cõi người ta; biếu số kiến thiết mới là quý nhau!

Cũng thời đó cứ mở radio là hay nghe giọng hát thật tếu của quái kiệt Trần Văn Trạch trong nền nhạc rộn ràng: Trong giấc mộng vàng, triệu phú đến nơi, năm mười đồng thôi, mua lấy xe nhà, giàu sang mấy hồi. Kiến thiết quốc gia, giúp đồng bào ta, ấy là thiên chức, của người Việt Nam. Mua số mau lên, xổ số gần đến. Mua số mau lên, xổ số… gần… đến.

“Năm mười đồng thôi” một tấm vé số là thời điểm năm 1952, khi quái kiệt Trần Văn Trạch sáng tác bài này. Còn đến năm 1975, mỗi vé là 50 đồng và giải thưởng độc đắc là 5 triệu đồng. Hồi đó, lương cơ bản là 50.000 đồng/tháng, đủ lo cho gia đình 8 người sống đầy đủ. Như vậy một giải độc đắc có thể sống khỏe khoảng 10 năm.

Hiện tại giải độc đắc cũng đã nâng lên thành 2 tỷ để hợp thời và tình hình kinh tế hiện nay, vẫn biết là khó trúng nhưng theo cuộc phỏng vấn nhanh 100 người chơi ở khu vực Miền Tây thì thu được kết quả thú vị như sau:

  • 63 người mua vé vì nuôi hy vọng đổi đời.
  • 14 người chỉ vì muốn ủng hộ cho những người bán dạo cực khổ.
  • 18 người mua vé vì không muốn bị làm phiền do nhiều người bán dạo năn nỉ dữ quá.
  • 5 mua vé vì muốn làm quà tặng.

Chỉ một trò chơi đơn giản mà đã phân hóa người chơi thành nhiều đối tượng với nhiều mục đích khác nhau. Có lẽ văn hóa ”Lá lành đùm lá rách” ở Việt Nam không cần nhìn đâu xa, chỉ cần nhìn vào XSKT giữa người bán và người mua cũng đã có quá nhiều câu chuyện để kể rồi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *